Wednesday, September 2, 2009

1- NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI " PHẦN MỘT "

1- NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI :
Trong Mục này, chúng ta tha hồ, cởi mở, ghi lại tất cả những kỷ niệm trong thời thơ ấu, vui, buồn, đễ thương, hoặc ngớ ngẩn …của ngày xa xưa ví nhủ những chú chim non, vừa ra ràng, chưa đủ lông, đủ cánh, chập chừng bước vào đời bằng những bước chân yếu ớt , biết bao kỷ niệm, xin hãy ghi ra, để chúng mình cùng cảm thấy thân thương nhau hơn, nhớ nghe bạn :

*******
Những ngày xưa thân ái
Chẳng ai, không nhớ mãi 
Kỷ niệm, thời thơ dại 
Nhớ đi, rồi ghi lại … 
Trao nhau, tình thân ái 
Bạn ơi, đừng e ngại ! 

********
NHỚ MẸ 
Nhớ thuở ngày xưa, thơ bé ấy
Chập chừng, bên mẹ, bước song đôi
Dẫn con đi phố, vui cười hỏi :
- Con muốn gì đây, để mẹ mua

Bé chỉ đầu Lân, “- Con muốn đó
Mua đi mẹ” Để con về khoe
Xóm làng, bạn hữu, chưa ai có 
- “Đâu được, Lân to, con quá nhỏ !” 

Vậy là giữa phố, khóc la to
Năn nỉ, mẹ ôm hôn, dụ dỗ
-“ Đừng khóc, nín đi con, mẹ sẽ ..” 

Chẳng nghe, cứ khóc ! Giờ thương quá !
Mẹ đã xa rồi, xa thiệt xa !
Còn con, giờ đây, trên xứ lạ ! 


********
NGÀY ẤY 
Thấy Cha làm lễ, giơ tay 
Bé về bắt chước, đâu hay biết gì 
Thấy vậy, bố mẹ cười khì 
Gởi Bé Cha xứ …Học đòi đi tu .. 


*******
Năn nỉ mãi, Bé mới tu 
Gởi vô Cha xứ, bắt đầu học kinh
Giúp lễ, bằng tiếng La tinh
Đọc như con vẹt, thực tình ngu ngơ !
Tức cười, cái tuổi ấu thở
Khờ khạo, ngớ ngẩn, thờ ơ, ngù ngờ !! 


******** 
Nhớ mãi thuở ban đầu
Ngày Bé bắt đầu tu 
Xa nhà, buồn khóc quá !
Cả ngày, réo mẹ cha .

********
Chỉ ít tuần sau 
Bớt buồn, quên mau 
Được kêu bằng cậu
Bé vui, hết rầu ……

********
Tu gần năm, chẳng được học 
Phải đi chăn trâu, cực nhọc ! 
Cũng vui, Bé đâu nghĩ , suy 
Bảo sao, làm vậy, tu gì kỳ ghê ? 

********
Làm cậu, mỗi bữa quạt hầu 
Đợi Cha ăn, uống, bao lâu bất cần ! 
Thật là, “Đế Quốc Vương Thần” ! 
Ai dám chỉ trích ! Khổ thân tu trì .. 
Chúa xưa, đâu có như vậy
Nay người theo Chúa, vẽ vời quyền uy ! 

******** 
 TÔI HỌC ĐẠI  
Trước khi kể chuyện : Tôi học đại, nghĩa là, tự một mình học ra sao . Xin phép nói sơ, về hoàn cảnh của mình chút xíu . Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nơi vùng quê hẻo lánh, ngoài Bắc . Gia đình có 4 anh em trai, cha mẹ nuôi 4 anh em chúng tôi, bằng số tiền ít ỏi, kiếm được do nghề làm thuê, làm mướn, với vài sào ruộng . Lợi tức gia đình, hầu như chỉ có vậy, vì thế cha mẹ chúng tôi, chỉ ao ước cho các con tới trường để học, biết đọc, biết viết, làm 4 phép toán, sau đó ở nhà tìm sách vở đọc thêm, cho khỏi quên mặt chữ, là tốt rồi . Cũng bởi, hoàn cảnh sống quá chật vật, đâu các người dám mơ ước gì hơn ! Nghĩ lại mà thương cha mẹ mình đứt ruột !! 
  Lòng mẹ cha, quá bao la 
Thương con hơn hết, vượt xa thân mình 
Mong con khôn lớn, thành hình 
Vui lòng, mãn nguyện, thỏa tình mẹ cha 
  Vì hoàn cảnh đẩy đưa, tôi được đi tu, nên may mắn, có dịp học hơn người anh và 2 đứa em của mình . Mùa hè 1954, đất nước sôi sục chinh chiến, súng đạn nổ tứ tung, tranh tối, tranh sáng, giữa 2 vùng Quốc Gia và Việt cộng …Tôi được học trong vùng Quốc gia, anh tôi cũng đang phục vụ ngành y tế, trong quân đội Quốc gia, còn gia đình chúng tôi, nằm trong vùng Việt cộng kiểm soát, trong thời gian đó, Việt cộng luôn che dấu, chúng lệ thuộc chủ nghĩa Cộng sản, nhưng hầu hết dân chúng cũng nhận ra chính sách quá hà khắc của chúng, nhưng không biết xủ trí làm sao, luôn sống trong hoang mang, lo lắng, sợ sệt ! Sau trân Điện Biên Phủ, đất nước chia đôi, 2 vùng Nam, Bắc . Tôi theo trường, cùng các bạn học chung, di tản vô miền Nam . Bất hạnh thay, trong thời gian đó, anh tôi bị thương nặng, trong cuộc hành quân, bị địch phục kích, tấn công, vì vết thương nặng, được chuyển lên Hà nội điều trị . Cha mẹ chúng tôi, nhớ con, sau nhiều lần chạy chọt xin phép, nhưng nhà cầm quyền địa phương, cũng chỉ cho mẹ tôi, cùng đứa con, chưa tới 1 tuổi đi, còn cha và đứa em trai 6 tuổi của chúng tôi, họ bắt phải ở nhà, trình diện mỗi ngày ! Mẹ tôi thất thểu, bồng đứa con dại, đi tìm anh tôi, đang nằm trong bịnh viện . Vì đang bị thương, anh tôi không thể về, mà có về, cũng bị chúng bắt nhốt ! Nên mẹ tôi cùng với 2 con, theo đoàn người di tản, chạy vô Nam luôn ..Thế là gia đình chúng tôi, phân ly từ ngày ấy !! Sau khi chữa lành, anh tôi được giải ngũ, 3 mẹ con đùm bọc nhau để sống . Tôi cùng chúng bạn, tiêp tục học tại Sài gòn, Học như vậy, từ lớp nhì tới năm đệ tam, tôi được ăn, học đúng theo chương trình của từng lớp, trong thời gian này, không có gì đáng nói, vì tôi chỉ là cậu học sinh thật bình thường, về mọi phương diện, chẳng có gì nổi bật trong số bạn học . Khi bắt đầu lên đệ nhị, mẹ tôi bị bịnh nặng, hơn nữa , sức khỏe của tôi cũng không mấy khả quan trong năm đó, nên tôi viết đơn, nêu rõ lý do , xin nghỉ phép ít tháng, đơn được bề trên chấp thuận . Thế là tôi về Rạch giá, phụ với anh hai chăm sóc bịnh cho mẹ . Chẳng may, hơn tháng sau, mẹ tôi mất ! Đồng thời trong lúc ấy, tôi cũng nhận được lá thư từ cha đỡ đầu, báo cho biết :” Nhà trường, không cho tôi về học tiếp nữa !” Dĩ nhiên, tôi bị hụt hẫng !! Rất buồn ! Mẹ vừa mất, mình thì quá chưng hửng ! ngỡ ngang, không biết phải làm gì, trong những ngày kế tiếp …Rồi bình tâm, suy nghĩ lại, tôi lại cám ơn Chúa ..Vì các người có trách nhiệm, đã quyết định , chỉ cho tôi con đường để đi …Đỡ phải, phân vân, suy nghĩ .. Nhưng cũng thấy hơi tủi, vì cũng kể từ ngày đó, dù tôi có viết thư cho cha đỡ đầu, cũng biệt tin ! Không ngó ngàng gì tới tôi nữa !! Tình cha con, chẳng lẽ, chỉ có vậy sao ?? Cũng là bài học, cho mình học khôn ! Mẹ đã mất, tự thấy hoàn cảnh của anh mình, chỉ đủ sức lo cho đứa em của chúng tôi ăn, học . Tôi phải tự tìm đường để sống …Nhưng biết soay sở ra sao ? Liều bám xe đò, đi lang thang các tỉnh lẻ, để tìm việc gì làm tạm, mong có tiền học tiếp, nhưng tìm chẳng được ! Đã có lần, tôi vô nhà thương xin khám bịnh, khai là bị đau bụng, vì nghĩ, bịnh này mình có thể khai tùng lung, mà bác sĩ khó tìm ra nguyên nhân, miễn sao, được nằm nhà thương, có chỗ ăn, chỗ ngủ là được … Nghĩ lại, mà cám cảnh ! Cười rớt nước mắt ! Cái thuở chập chững bước vào đời … Tìm hoài chẳng được việc, tiền không có, sau cùng đành quay về Sài gòn . Ở đây, gặp vài người bạn học chung, ai cũng có lòng, nhưng nào ai giúp được ai ? vì tuổi đời còn dại, tiền không có, lấy gì giúp nhau ? Trong thời gian này, tôi đã cùng Tuyên (Quăm), và Đỗ anh Tùng (Ri), chia nhau từng đồng bạc dính túi, để sống . Cũng trong lúc này, tôi đã nhẹ dạ, dễ tin bạn, đem đổi tên mình … Tùng và tôi cắm cúi vô sách vở, gạo ngày, gạo đêm, để cố lấy bằng tú tài 1, dù gắng hết khả năng,hai thằng thi cũng chẳng đậu !! Trong khi đó, Ngô chí Nhân, anh em thường gọi là “NGỐ”! Có thể do cách sống của Nhân, hơi khác người, nên anh em mới tặng cho danh hiệu đó chăng ? Vậy mà 1 lúc, Nhân lấy luôn 2 mảnh bằng tú tài 1 vừa ban A và ban C, đâu có ai mất công thi như vậy làm gì ? Trong khi Tùng và tôi, cố vật lộn với mảnh bằng tú tài 1, mà không xong ! Đúng là thi không ăn ớt, thế mà cay !! Loay hoai đủ cách, cũng không kiếm được tiền để cắp sách đi học tiếp, tôi tìm cách nộp đơn, thi tuyển vào trường Cán Sự Y Tế, năm 1957, tôi vẫn biết, thi thì thi, nhưng chẳng có một chút hy vọng gì, vì mình chẳng quen ai, hơn nữa, thấy thí sịnh nộp đơn dự thi quá đông, tới 3452 người, trong lúc nhà trường chỉ thâu nhận 30 nam, và 20 nữ . Sở dĩ thí sinh thi đông như vậy, vì nếu trúng tuyển, mỗi tháng được lãnh 900$.00 tiền học bổng, giá sinh hoạt lúc đó, chừng 300$.00 cho 1 học sinh, có thể tạm sống thong thả trong 1 tháng . Tới ngày tuyên bố kết quả, vì không hy vọng đậu, nên tôi trở về Rạch giá thăm nhà, khi lên Sài gòn, nhận được giấy của nhà trường, báo, cho biết ngày nhập học . mình lại được xếp hạng 26 trong số 50 sinh viên được chọn ! Mừng hết lớn ! (Có thể vì thế mà mình Lùn chăng ?) Tôi tin rằng, mẹ tôi đã chết, nhưng người vẫn thương, che chở, cầu Chúa cho đứa con khờ, một thân, một mình đang sống bơ vơ giữa đường đời … Thú thực, tôi có biết trường Cán Sự Y Tế là gì đâu, chỉ mong vô đó, mình có tiền để học tiếp . Ai ngờ, khi đã vô học, mới thấy chương trình của trường này cũng khá nặng, một học sinh thông minh, cũng phải cố mới qua khỏi, còn tôi, trí óc chậm chạp, ngu ngơ, chẳng thông minh chút nào ! nên lại càng phải cố hơn, mới hy vọng qua được . Vì ngoài những giờ học lý thuyết, lại phải tới các nhà thương thực tập, tới năm thứ 2, lại phải trực đêm, 3 năm kéo dài như vậy . Nếu cuối năm thi rớt, sẽ bị loại ! Năm chúng tôi thi mãn khóa, ra trường , cũng là lúc chiến cuộc gia tăng, trong quân đội, ngành Quân Y đang thiếu, vì vậy tất cả nam sinh viên khóa chúng tôi phải động viên, vô khóa 15, Thủ Đức năm 1963, Vô Thủ Đức, học vài tháng quân sự, sau đó tất cả chúng tôi được đưa về trường Quân Y học tiếp, để cuối khóa mang lon chuẩn úy, đi phục vụ ngành Quân Y . Giữa lúc chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bị lũ tướng bất tài, lại ham danh vọng, bán rẻ lương tâm, chạy theo ngoại bang đảo chính, giã tâm giết chết Tổng Thống sáng ngày 2-11-63 ! Tôi phục vụ trong ngành Quân Y, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 biệt lập, sau sáp nhập vào sư đoàn 18, chừng 3 năm, mang lon trung úy, xin giải ngũ, về làm việc trong ngành Dân Y, tại các ty Y Tế tỉnh .
TÔI TỰ HỌC 
Bây giờ, tôi xin tóm tắt, về vụ tôi học đại, như thế nào :
Thấy bạn mình, vô Đại học 
Tôi ham lắm, cứ Mong Ủớc ! 
Nhưng chỉ Mơ Ủớc mà thôi 
Dù gắng, cũng chẳng với tới 
Nên đành, Học Đại mình tôi .. 
Vì vậy, bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng cố tìm sách vở, tài liệu để tự học, chứ đâu có được tới trường ! Vì làm việc xa Sài gòn, đâu có hoàn cảnh tới lớp . Sau nhiều gắng gượng, tôi vượt qua được 2 tú tài, phần 1 và phần 2 . Muốn ghi tên vô Đại học, trong thời gian đó, tại Sài gòn có rất nhiều trường Đại học, nhưng chỉ có phân khoa Luật là cho học sinh ghi tên Học Hàm Thụ, nghĩa là tự mình ở nhà học, với những điều kiện của trường đòi hỏi . Tôi đâu có chọn lựa được gì ? Phải ghi danh học Luật . Rất may, khi đó có người bạn thân, Phạm chí Linh (Đổng), cùng học chung với tôi, nhờ Linh theo dõi thủ tục, lấy tài liệu giúp, tôi chỉ ở nhà học mà thôi . Cuối mỗi khóa, về Sài gòn thi, gặp những thày coi, và châm thi, tôi cũng chẳng biết, thầy đó tên chi ! Chỉ biết tên thầy dậy mình học, qua sách vở, tài liệu mấy thầy phát ra mà thôi ! Thật chẳng có đứa học trò nào lại LẠC LOÀI, phải học cái kiểu như tôi ! ! Các bạn, may mắn, được cắp sách tới sân trường Đại học, còn tôi chỉ HỌC ĐẠI mà thôi ! Nhớ lại, cái thời đèn, sách cũng lắm gay go ! Nếu năm 1975, Sài gòn không bị bức tử mất , bởi lũ Việt cộng gian manh ! Có lẽ tôi đã bỏ ngành Y, chuyển sang lãnh vực khác chăng ? Nghĩ lại, số phận HỌC HÀNH của mình lắm điều tức cười va gian nan !! 
Đúng là, số phận con người 
Mỗi người, mỗi cuộc đời, khác nhau 
Thảnh thơi, Hạnh phúc, trước sau 
Vâng theo Chúa ..Chẳng phải rầu, phải lo ! 

********
Làm Cha, cũng sướng thân 
Thong dong một cõi … Giáo dân kính vì !
Rồi hống hách ! Ngày một tí 
Quyền uy Cha xứ : Đâu ai bằng mình ?!?
Quên hết, phục vụ, hy sinh ..
Cầu mong, hiếm có, cảnh tình nêu trên  

******** 
Năm ấy, thằng Bé lên mười 
Tan học, chạy nhảy, dỡn cười, ngoài sân .. 
Đã biết sợ, biết cân phân .. 
Kỷ luật, ráng giữ, tu thân, tập tành ... 

********
Rồi từ đó, cố tiến thân 
Nếu được chọn, sẽ dự phần vẻ vang 
Đi coi xứ, sống thênh thang 
Làm cha thiên hạ, xóm làng, ai hơn ? 
Chưa ý thức : Cứu hồn người 
Đấy là lý tưởng, của đời chân tu …. 

********
Không thiếu, những người Cha
Hiến thân, vì yêu Chúa 
Phụng sự, chẳng nề hà 
Lo giúp đỡ, thiên hạ 
Phục thay ! Cha vị tha ! 

********
Thấy tội nghiệp ! Những người Cha
Lại hỏi ; -“Con đã giúp Cha cái gì” ?
Sao không, tự xét, nghĩ suy : 
“Làm Cha, Ta đã giúp gì cho con” ? 

********* 
Thật đáng thương ! Cha cô đơn :
Đời Tu : Trống rỗng ! Sầu buồn ! Lẻ loi !
Không biết, tận dụng đêm, ngày .. 
Tâm tình cùng Chúa .. Việc người cố lo .. 

******** 
Làm Cha, mà không Hiến Thân 
Trăm đường, lo lắng ! Phân vân, đủ điều .. 
Tuổi già ! Bịnh tật ! Tiền tiêu .. 
Vững theo Chúa .. An tâm, đâu lo gì ?

********
Nhớ thuở, ngực đeo Thánh giá
Nếu phạm lỗi, phải tháo ra, trả thầy 
Bị vậy, sợ chúng bạn cười ! 
Nên ai, cũng tránh phạm lỗi
Đơn sơ, tuổi thời thơ dại !
Giáo dục, áp dụng, cũng hay .. 


********
Trên đất, một huyệt sâu, đào 
Tối trời, cha giáo dẫn trò ra thăm … 
Cắt nghĩa, suy gẫm, buồn thảm 
Trước cảnh chết chóc,.. Âm thầm, động tâm 

********* 
Cảnh chết, bầy rõ ràng ! 
Tuổi trẻ, dễ súc động .. 
Vội thống hối, trong lòng .. 
Giáo dục, khá thành công ?
( Ngày 3-10-09 ) 


******** 
Nhớ những ngày ở Ninh Cường
Nhiều khi rạo rực, vấn vương , mong chờ
Chờ chi, đâu biết ! Lơ mơ 
Vừa lớn ? Lẩn thẩn ! Vần thơ của người
Nghĩ lại, nhiều khi tức cười 
Nhỏ xúi, đã muốn … Làm người suy tư ! !
( Ngày 5-10-90 )  

********
Lần đầu, Em mặc áo dài
Nghiêng nghiêng, ngắm ngắm, ngại ai nhìn mình
Ngập ngừng, e thẹn : thấy xinh ! 
Ngày mai đi học .. Nữ sinh của trường ….
( Ngày 9-10-09 )

********* 

*********
Áo dài vướng víu, ngập ngừng !
Làm Em hạn chế, vẫy vùng ..
Phải : đi, đứng, bước, ung dung

Tập hoài ! Vẫn còn lúng túng !

********
Năm ấy, Em vừa mười hai 
Cảm thấy, như lớn ? Sợ ai ngó mình ! 
Áo dài, tha thướt, nữ sinh
Luống cuống, bước vội ! Giật mình gì đâu ! 
( Ngày 14-10-09 ) 

********
Nhớ thuở, cắp sách tới trường 
Ngây thơ nào biết … Con đường em đi
Khối kẻ, ươm trồng cây si ! 
Bạn thân cho biết ... Thấy gì, kỳ ghê !
( ngày 16-10-09 ) 

********
Mấy năm sau, em lớn mau 
Tan lớp, thường thấy, theo sau có người
Liếc em, say đắm xa vời … 
Thẹn ơi là thẹn ! Làm gì kỳ ghê ! 
( Ngày 19-10-09 ) 

********
Giả vờ, ngó lơ ! mặc kệ ! Ngập ngừng !
Run bước .. Chẳng hề quan tâm ! 
Người ấy, cứ mãi âm thầm 
Theo Em rong ruổi .. Suốt năm, tới hè ..
( Ngày 22-10-09 ) 


********
Nhớ lần, hai đứa chúng mình
E thẹn, gặp mặt ! Nợ tình díu dan … 
Ngập ngừng, rồi mãi thở than 
 “ Yêu chi không biết !” Khổ thân thế này !!
( Ngày 27-10-09 ) 

********* 
Lắng nghe, như ai ru khẽ 
Thả vương, hương gió ..êm re, mơ hồ ! 
Ái ngại ! Ngập ngừng, trả vở 
Anh mượn lần trước … Có thơ, đính kèm !!
( Ngày 30-10-09 )

********
Đọc thơ … Hồn lạc, ngẩn ngơ
E then ! Run quá ! Như mơ ! 
Hồn trinh, say đượm vần thơ ... 
Vấn vương, lưu luyến ! Bến bờ yêu đương … 
( Ngày 1-11-09 ) 

********* 
E ấp, dáng Em dưới gốc cây
Mắt nhìn, xa lắm ! Lòng mong đợi 
Mãi chờ, mãi nhớ ! Tình duyên mới
Hồi hộp, giận hờn ! Anh tới vội …
( Ngày 7-11-09 ) 

********
Thế rồi, từ đó … Tìm đường
Thế rồi, hồi hộp … Tình thương, hen thề ! 
Thế rồi, “ ươm đượm “ tràn trề 
Tương lai, xây dựng … Đường về chung đôi ! 
( Ngày 23-11-09 )

********
Đôi khi ánh mắt, đượm tình 
Mộng mơ, như muốn … Giật mình, đang tu !
Muốn tu, thì phải cố giữ 
Hồn trinh trong trắng …Mùa thu đừng buồn ! 
( Ngày 25-11-09 ) 

********
Vậy mà bầy đặt hay mơ
Trời thu se lạnh ! Vẩn vơ trong lòng
Cảm thương, ớn lạnh, gió đông 
Tơ lòng, run nhẹ ..Viển vông ! Không chừng !
( Ngày 30-11-09 ) 

*********
 VIẾT CHO NGƯỜI MÌNH YÊU
Anh nói yêu,sao không lại
Cứ bắt người ta đợi mãi !
Mẹ, cha thường ngày thúc hối : 
“ Con bằng lòng đi ! Để người ấy tới 
Đem sính lễ, hỏi con gái 
Nhà họ, giầu, sang, quyền quý
Về bên họ, con sống đời cao sang ..” 

Em khổ quá ! Thật bẽ bàng !
Làm thân con gái …Hai hàng lệ rơi ! 
Yêu chi, cho khổ suôt đời 
 Mãi nhớ anh ! Rồi đắng cay một mình !! 
Khổ nào, ray rứt bằng tình ?
( Ngày 4-12-09 ) 

********
Mẹ ép, cha nài, em trốn chạy
Sao đời con gái, lắm chua cay !
Lặng câm ! Em khóc, đời oan trái
Cứ phải sống theo : Thói tục đời !? 
Lệ đâu còn nữa, khô rồi 
Hờn, tủi, thương, nhớ … Khóc người trong mơ ! 
( Ngày 5-12-09 )  

*********
Ba hoa quá, Bé ngày xưa
Mỗi khi nghỉ phép, về nhà mẹ cha 
Vui mừng, hãnh diện như là 
Rồi đây, Bé sẽ …Làm cha sau này !
( Ngày 7-12-09 ) 


*********
Nhớ lần, Bé về thăm nhà
Đang đêm chạy trốn … 
Người ta bắt mình ! 
Nghi Bé theo dõi tình hình …
Việt cộng gian xảo ! Chuyên rình dân ngay 
Thuở ấy, Bé còn rất dại 
Vậy mà cũng bị, tình nghi, đủ điều !!
( Ngày 9-12-09 )

*********
Mỗi cuối năm,họp hội đồng 
Kiểm tra, xét lại, suốt trong năm rồi 
Hạnh kiểm, học lực, từng người
Cho tu tiếp, hay bị loại … Ra đời !
Nghĩ lại .. Lắm cảnh tức cười ! 
Ngẩn ngơ ! Chẳng hiểu !! Một đời dổi thay .
( Ngày 11-12-09 ) 

********
Giữa đêm, súng nổ tứ tung !
Hốt hoảng, bật dậy, tung mùng … 
Nghe la : “- Xuống sân hết !
Chúng hăm dọa, Không nghe, bắn bỏ !”
Chúng lùa đi theo
Nội tru, mấy trăm học trò 
Chạy tán loạn ! Súng nổ lung tung ! 
Rất may, không ai bị thương
Cũng là phép lạ ? Của trường Trung Linh ? 

Hai cha Bỉ, tên : Cung, Kính
Còng tay, chúng bắt !! Cực hình, không tha !
Ôi thương quá ! Tình hai cha
Vì Dân Việt, bỏ quê nhà … Hy sinh ! 
( Ngày 13-12-09 ) 


********
Trương Trung Linh, kể từ đó 
Bỏ lại tất cả … Trốn vào miền Nam 
Trường sở, dựng lại … Gian nan 
Tại khu Huyện Sĩ, Sài gòn, thủ đô
Cơ sở xây dựng đồ sộ ! 
 Ngày càng đẹp … Việt cộng vô Tàn phá !
Cướp giật ! Cơ đồ … Tất cả, đều đã tan vỡ !!
( Ngày 17-12-09 ) 

********
Trước khi chạy vô Nam
Cứ tưởng, chỉ ở tạm …
Học ít năm, quay về 
MIỀN Bắc, mới là quê
Để cùng nhau, phục vụ 
 Theo, lý tưởng : tu …
( Ngày 22-12-09 )

********
Ai ngờ một lần đi
Là chi ly suốt đời !
Cũng tại lũ Cộng phỉ
Gây tang tóc, phân ly dân lành
Gieo thù hận ! Chiến tranh 
Lừa lọc, cướp nước ! Phá banh Quê nhà !!
( Ngày 28-12-09 ) 

********
Từng ngày, rồi lại từng ngày
Bạn bè chung sống, chen vai học hành … 
Tu thân, tập đức, làm lành 
Noi gương tốt … Mong trở thành cha chung !
( Ngày 29-12-09 ) 

*********
Đượm tình, liếc mắt, say sưa 
Rạo rực, xao xuyến, như vừa chớm yêu !
Dáng ai đó ? Thương nhớ nhiều 
Mơ mơ, mộng mộng ! Đăm chiêu, những chiều
Phải chăng, tới tuổi biết yêu
( Ngày 3-1-10 ) 

********
Tháng ngày học chăm chỉ 
Kỷ luật tuân giữ kỹ
Đôi khi, băn khoăn nghĩ :
Con đường nào mình đi ??
( Ngày 7-1-10 ) 

********
Lê trần Đức nghe ai hát “ Những đồi hoa sim”…Tự nhiên nhớ lại những kỷ niệm , ngày còn đi dậy học tại Mỹ tho, qua Kiến hòa …Nên cao hứng làm bài THƠ sau :
"Những Đồi Hoa Sim và tác giả Dũng Chinh
Đêm ấy tôi nghe Nhạc Chủ Đề
Xướng ngôn viên nói về Dũng Chinh
“Những Đồi Hoa Sim” và người lính
Đền nợ nước ở một vùng quê.
Vùng quê ấy trong tỉnh Bến tre
Đồn binh đóng để giữ đường xe
Nối liền tỉnh lỵ đò Tân Thạch
Đường tôi vẫn đi đi, về về. 
Bỗng giật mình tôi chợt nhớ ra 
Một hôm xe tôi đã phải chờ 
Mất cả giờ Để đường xe thông.
Người ta mới lấy cản đường ra
Tình cờ Hon-da tôi vượt qua 
Đồn binh ta vừa tái chiếm lại
Chẳng ngần ngại 
Thói quen nhẩm hát
Những Đồi Hoa Sim cứ ngân nga.
Câu hát tôi thường hay thắc mắc 
“Chiều rừng…được tin em gái mất
Tại sao ? “Chiếc thuyền như vỡ đôi ”
Phải chăng tác giả gặp bế tắc…
Nàng đáp đò ngang trên sông Mã 
Sóng cả dồn lên đập vỡ đôi 
Ván thuyền bé nhỏ lềnh bềnh trôi 
Nhận sâu thân gái chìm theo đà.
Áo anh sứt chỉ ở đường tà
Vợ anh chết sớm chẳng ai khâu
Lâm râm khấn cầu Em siêu thoát
Nhớ độ trì anh chốn cơ cầu. 
Lê trần Đức 
( Ngày 9-1-10 ) 


******** 
CÓ MỘT THỜI
Chỉ dám yêu !Trong lời cầu 
Trong thầm lặng !Mơ ước nhiều ! Riêng mang … 
Vì Em, tiên nữ thiên đàng !
Còn Ta, lữ khách bẽ bàng trần gian ! 
Yêu Em lắm ! Đành cam phận !
( Ngày 10-1-10 ) 

********
Mình nói : Đâu có yêu Em ! 
Mà lòng ray rứt … Khát thèm yêu đương 
Không hẹn, mà cứ tới đường
Nhà Em ở đó … Vấn vương, trộm nhìn !
( Ngày 15-1-10 ) 

********
Nhiều năm, học tập chung chung
Hình như thiếu dạy : Con đường Chúa đi … 
Đề cao, khổ giá gian nguy
Linh mục, chấp nhận … Quên đi đời mình
Hy sinh vì Chúa hết tình 
Xả thân, phụng sự … Nhận mình hư vô !
. . . . . . . 
Thử tìm, linh mục hiện giờ
Mấy người giống Chúa ? ?
Lập lờ đảo điên
Tự vấn, thật kỹ …Thấy liền 
Ham danh ! Tự đắc ! Tình, tiền ! vẫn hơn ???
( Ngày 19-1-10 ) 

********
Nhớ những ngày đang học
Bầy đặt : Thơ “con cóc” 
Cũng viết báo gián tường 
Thi đua , khắp cả trường … 
( Ngày 23-1-10 ) 

********
Có lần, rạo rực, phân vân 
Ngẩn ngơ, mơ ước, muốn gần nhau hơn
Nghe lòng, thổn thức, bôn chôn
Chẳng lẽ ? Ao ước, nụ hôn thân tình ??
( Ngày 31-1-10 ) 


********
Nghĩ lại, sao quá vô tình
Hai cha người Bỉ : Kính, Cung dạy mình
Đã bị bắt, ở Trung Linh … 
Cha mẹ, thân nhân, gia đình, buồn lắm ! 
Mà chúng mình, cứ “ lặng im !”
Chẳng ai chỉ dẫn ? Kiếm tìm !Cám ơn ?
( Ngày 6-2-10 ) 

********
Các bạn ơi !
Bạn Đức, sau khi đọc mấy câu thơ của Tiến , nhớ về hai cha Bỉ : Cung, Kính … Đức đã nổi hứng, viết thật dài, như sau :
Cũng Là Tâm Sự Đấy Chứ….. 
Nghĩ lại, sao quá vô tình 
Hai cha người Bỉ : Kính, Cung dạy mình
Đã bị bắt, ở Trung Linh … 
Cha mẹ, thân nhân, gia đình, buồn lắm !
Mà chúng mình, cứ “ lặng im !” 
Chẳng ai chỉ dẫn ? Kiếm tìm ! Cám ơn ?
( Ngày 6-2-10 )

Cha Cung và cha Kính cũng phải kể là một trong những vị Tử đạo vào thời đại này. Môt vị Giám mục Hungari mới được phong Chân phước vì đã đứng lên NÓI THẬT ở vào thời CS cai trị đất nước này và bị bắt giam tới ngày chết rũ tù. Hai vị thừa sai của TRUNG LINH cũng xứng đáng được công nhận như vậy. Tiếc rằng không ai có khả năng nêu ra sự việc ngoài tác giả “...nổ bắn lung tung.” Cha Phạm Phúc Huyền đã nói về cái chết của cha Cung và cha Kính ( người cũng bị bắt vào ngày VC đánh chiếm Trung Linh, bị tù ở Thanh hóa và trở về nhờ trao đổi tù binh năm 1954, đã vào Nam và thuộc Giáo phận Xuân Lộc). Những nguời khác chỉ đủ sức nhắc nhở sự việc như Sơ Hồng Vân (em họ Đức) ghi lại trong tập hồi ký tên Áng Mây Hồng “Le Nuage Rose” đã in tại Canada (nơi Nhà Kín Bùi Chu di tản tới). Không chắc cha Huynh có nhớ hai cha mà ghi tên vào tập Lịch Sử Địa Phận Bùi Chu nhưng các đồ đệ của ngài có nhắc tên hai cha trong các Đặc San Ninh Cơ từ số 1 đến số 9); đặc biệt, Đức đã ghi lại chuyện cuốn phim cha Kính quay về sinh hoạt của TCV Trung Linh (ĐS Nguyễn Bá Tòng 2007 Nam California). Ngoài ra, mình cũng ghi nhiều việc cha Cung , nhất là cha Kính đã cùng thực hiện ở Trung Linh trong bài Hồi ký Nhà Chúa do mình viết riêng cho tập Đặc San Trần Ngọc Yêu Dấu của họ Trần Ngọc (Trần Ngọc Hưởng !): tặng một máy phát điện, (Vũ Thế Ruyệt, Phạm Bá Tòng từng giúp coi nhà máy điện bỏ túi này), bảo trợ thiết kế phòng Thí nghiệm cho Trung học Hồ Ngọc Cẩn, quay phim về sinh hoạt TCV B/C, chuyện chiếc xe Mobylette của cha Kính khi bị CS lấy đi chạy trên Đê đi Lạc Quần và đem theo bọn này. Anh Bùi Thế Hiệt (sau này đổi tên là Bùi Ngọc Thiệp) vẫn kể chuyện xưa về hai cha vì anh là nghĩa tử của cha Kính và đã rời khỏi TCV Phanxico Xavie sau khi cha Kính bị VC bắt tại Trung Linh vào ngày 24 tháng 5 năm 1953. Anh Hiệt là nhà văn Bùi Ngọc cũng viết Lời giới thiệu cho tập chuyện Tản Mạn Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, Ngôi Trường Ba Mươi Năm, đã cho ghi tên Bỉ của hai cha Cung và Kính vào tập chuyện này. Dĩ nhiên, ta cứ gióng lên và chờ xem có phản hồi nào chăng ? Nếu có thêm ý kiến hay bài thơ bài văn mong viết nhiều hơn và đưa vào TT 1950, may ra có cơ hội dùng tới! Nói ra được tức là nhớ, nghĩa là nhớ ơn rồi nhỉ!

ĐỒNG Ý…
Đồng ý! Ta thật vô tình.
Hai cha ấy đã giúp Bùi Chu mình 
Vui vẻ sống tại Trung Linh. 
Gia đình cha Kính thực tình buồn lắm 
Nhưng hai cha vẫn im lìm !
Dâng Chúa trọn vẹn : Trái tim con người... 
Lê Trần Đức

( Ngày 11-2-10 )  

********
Các bạn ơi 
Sau khi Lê Trần ĐỨC đọc vai câu thơ của Tiến nhớ về CÁI ĐÊM TRUNG LIN H bị Việt cộng tấn công ..Đức nổi hứng ! Làm tiếp như sau:
Hốt Hoảng, Bật Dậy, Tung Mùng… 
Đọc mục Ngày xưa Thân Ái
Ở trong phần lớp Trinh Thai chúng mình,
Bài viết của Đặng Văn Minh
Về ngày cùng sống Trung Linh thuở nào.
Nơi này để lại ca dao 
Với câu “ Đình Lục Thuỷ, Ao Trung Linh”.
Khoe rằng Lục Thuỷ nhiều đình 
Ao làng bao bọc trường mình biết không 
Sân trường có một hàng thông 
Âm thanh vi vút mùa đông thét gào 
Bạn ơi! Có nhớ không nào 
Việt Minh đêm ấy tràn vào tấn công:
“Giữa đêm, súng nổ tứ tung !
Hốt hoảng, bật dậy, tung mùng … 
Nghe la : “- Xuống sân hết !
Chúng hăm dọa, "Không nghe, bắn bỏ !”
Chúng lùa đi theo
Nội trú, mấy trăm học trò
Chạy tán loạn ! Súng nổ lung tung !
Rất may, không ai bị thương 
Cũng là phép lạ ? Của trường Trung Linh ? 
Hai cha Bỉ, tên : Cung, Kính 
Còng tay, chúng bắt !! Cực hình, không tha !
Ôi thương quá ! Tình hai cha 
Vì Dân Việt, bỏ quê nhà … Hy sinh !”
Hai cha đã giúp học sinh Học thêm ngoại ngữ, văn minh trau dồi. Mở mang trí tuệ con người Trào lưu thế giới vào thời buổi này Luôn luôn có sự đổi thay Nhiều người nhờ vậy mà… xoay được đời. Tháng Giêng năm Canh Dần 2010. 
Lê Trần Đức
( Ngày 12-3-10 )  

********
NẤU BẾP
Mẹ tôi đun bếp ngày xưa
Bằng rơn, lá, cỏ … Gió mưa trở trời
Lửa càng khó cháy ! Hết hơi !
Khom lưng, thổi bếp : Khói bay mịt mờ !
Sao mẹ khổ quá ! Bây giờ
Muốn nấu, bật công tắc, có lửa ngay .. 
Nhớ tới, thương quá ! Mẹ ơi ..
( Ngày 15-3-10 ) 

*******
TÔI VÃN NHỚ
Bố tôi, chạy ngược, chạy xuôi 
Tần tảo, khốn khổ ! Suốt ngày lo ăn !
Cảnh sống thiếu hụt ! Khó khăn 
Mỗi bữa, bố mẹ nhường phần con ăn ..
Ngồi nhớ lại … Lệ khó ngăn !
( Ngày 23-3-10 ) 


********
CHỈ MỘT GIÂY !
Chỉ một giây : Lòng ngây dại !
Quá yếu mềm ! Chiều theo lời dụ dỗ …
Rồi suốt đời : BUỒN ! Trăn trở !
Khổ thân con gái ! Dầy vò, tê tái !! !
( Ngày 28-3-10 ) 

*******
ĐÁNG KHINH !
Anh bảo : Yêu em, sao lại
Hẹn hò, dụ dỗ … Rờ tay, lần mò !
Rồi hờn dỗi ! Khi không cho 
Tình yêu ích kỷ ! Chỉ lo riêng mình ?
Đòi hỏi, thỏa mãn ! Đáng khinh !
Trơ trẽn, thề thốt ! Chung tình bên nhau !!
( Ngày 29-3-10 )

*******
TÌNH THỦY TRUNG
Yêu nhau thật, phải giữ gìn
Nâng đỡ, đùm bọc, vững tin, chung tình 
Cùng xây dựng một gia đình 
Rồi cưới hỏi, mới là tình thủy trung … 

( Ngày 30-3-10 )

********
DUYÊN TRĂNG 
Giật mình, Trăng lẻn qua mành
Lung linh, mơn trớn, giường Anh rắc đầy 
Trăng tròn, xinh quá, tuyệt vời
Say sưa, õng ẹo ! Đón mời đêm qua ..
( Ngày 31-3-10 )

******** 
 Lê trần ĐỨC, nhớ lại TÌNH NGHĨA GIA ĐÌNH, nên đã viết tâm sự như sau : 
Bé Có Nhớ Nhà Không ?
Mẹ gọi “Đức, Bảo , Cat,Cảnh ơi !
Bởi vì tất cả trốn đi chơi, 
Phiêu bạt nơi nào mẹ đâu biết
Cho nên mẹ phải gọi đồng thời.
Bấy giờ đang sống ở thôn quê
Thế mà cũng có đứa mò về:
“Mợ ơi! Nghe gọi con về đó…
Các anh giờ chơi tận ngoài đê…”
“Lũ bay làm mợ sợ quá thôi!
Bốn con, mợ sao nuôi dậy nổi?
Vậy hai cậu lớn đi nội trú,
Phận nhà mình thế! Phải nghe lời…”
Chỉ một tuần sau tới ngày đi
Hai con không hề suy nghĩ gì.
Thân phận chúng con cha chết sớm
Mẹ goá con côi, nào ngại chi. 
Sau Giáo Phòng con đi ghĩa Dục,
Lạc Đạo, Trung Linh con tiếp tục.
Sáu năm sau lại lạc vào Nam
Bấy giờ con mới xong Đệ Lục.
Con đi nội trú năm Bốn Tám 
Có người phê phán sao mẹ dám? 
Thời buổi tản cư và loạn lạc,
Phân tán các con như mẹ làm.
Ai hỏi: Bé có nhớ nhà không? 
Cho dù mắt bé lệ lưng tròng
Đổi mặt làm vui mà che dấu 
Nhớ nhà, nhớ mẹ, bé dằn lòng. 
Từ lâu bé đã quyết không buồn, 
Bé đi nội trú như mẹ muốn. 
Mẹ tin có người sẽ giúp bé
Học hành, đức hạnh, thăng tiến luôn. 
Quyết định của mẹ kể cũng liều 
Nhưng mẹ tính sai việc chi tiêu?
Phí phạn tiền bạc đâu kể siết, 
Tội nghiệp cậu út chịu thiệt nhiều.
Em đi học, em chẳng có tiền,
Bỏ học lang bang lẽ tất nhiên
May mặc, xe cộ, ăn uống thiếu,
Mẹ không giúp nổi làm sao phiền.
Chắp tay tạ ơn Thiên Chúa thương:
Chiến tranh các con ra xa trường, 
Tất cả trở về được toàn vẹn. 
Ngày nay bốn con sống bình thường. 
Lê trần ĐỨC 
( Ngày 4-4-10 )  

********
TRĂNG RẰM 
Trăng hiền dịu ! Từ đâu tới ?
Mơn man, sõng soại ! Phủ tôi, mơ màng !
Chờn vờn, quyến rũ, mênh mang 
Say sưa, phảng phất …Rồi nàng ra đi !!
( Ngày 6-4-10 )

********
TRĂNG MƯỜI SÁU
Trăng vờn má, ấp ủ mình
Chập chờn ! Huyền ảo, lung linh, dịu hiền ! 
Nằm nghe, quyến rũ thiên nhiên … 
Dưới trăng, thấp thoáng ! Nàng Tiên chờn vờn !! 
( Ngày 7-4-10 ) 

********
THUỞ ẤY
Đôi khi, cắn bút, ngập ngừng 
Tìm vần, ghép chữ … Chập chừng làm thơ 
Thơ làm chẳng được ! Ngẩn ngơ !
Mơ ước, đón được nàng thơ …vào hồn !!
( Ngày 13-4-10 ) 

*******
Khi còn trong tuổi thơ ấu
Đã từng nhận được, tình yêu nhiều người 
Của bạn học, của thày dạy 
Tình yêu thuở ấy … Nhớ hoài chẳng quên ! 
( Ngày 14-4-10 ) 

*******
CÁC BẠN HÃY ĐỌC NHỮNG DÒNG LÊ TRẦN ĐỨC, GHI LẠI NHỮNG KỶ NIỆM CỦA THỠI ĐÃ QUA :
Ôi Quê Hương! Đài …buổi sáng nói ra mới hay Ngày Xuân phân chính thức hôm nay. Cali đất lành tràn nắng ấm. Nơi này cuộc sống tuyệt diệu thay! Rời Nhật nhập Cali đúng Xuân Cha con tất cả lên tinh thần. Chao ôi! Quê mới sao đẹp quá! Con Tạo quả là khéo xoay vần. Nhớ lại mùa xuân thời tuổi hoa: Bé lạnh, bé nép sát bên bà. Ngoài vườn, hoa xuân giành khoe sắc, Trong nhà, trên bàn chất đầy quà. Bất ngờ cả nhà di vào Nam, Tiet xuân chẳng thấm mầu ảm đạm. Bé thấy lạ vì ăn dưa hấu, Bánh chưng quê Bắc chẳng còn ham! Thế rồi năm Một Chín Tám Mốt, Bỏ nước vượt biên đi đột ngột Đến được bến bờ Anh Đào xứ Hoa cây này lừng danh số một! Tháng tư, mùa hoa Anh Đào nở, Cả nhà mừng vui và hớn hở, Bỏ Nhật tạm cư bay sang Mỹ, Bõ công năm tháng cha con chờ! Đất ta sinh ra hay sống già. Đâu đâu cũng có thể là nhà, Nơi nào mà ta được nuôi dưỡng Tất cả đều là quê của ta! Chẳng hề cho mình dám nói lẫy, Kiếp sống đâu khác kẻ ăn mày! Đừng sợ coi thế tôi đau khổ , Thân này của tôi thực như vậy! Bọn cướp Hà Nội vẫn rêu rao: Chất Xám của anh, anh bán sao? Đất nước Việt giầu có còn đó Anh nên nghĩ lại thử xem nào? Hai ta bây giờ là đối tác? Phải chăng các ông muốn đổi chác Thương lượng chăng? Hay là nghị quyết! Nói thật: “Chẳng thiết! Chỉ lung lạc?” Ghi nhớ ngày từ Nhật đến định cư Hoa Kỳ,
Lễ Lá 1981
LÊ TRẦN ĐỨC
 
******** 
Lớn lên, nhớ thuở ấu thơ 
Vui, buồn lẫn lôn… Ngẩn ngơ cũng nhiều 
Là người, ai chẳng muốn yêu
Mà sao thiên hạ, bầy điều ghét ghen ?!
( Ngày 7-5-10 )

********
Mời các bạn xem những hình ảnh : QUÊ HƯƠNG DẤU YÊU ngày xưa … Muốn xem, xin BẤM VÔ hàng chữ : http : …. , thì những hình ảnh sẽ hiện ra .. Tập 1: Hà Nội, Hà Đông, Tam Cốc
http://huyhamedia.com/VNQHTL1.html
Tập 2: Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Sài Gòn
http://huyhamedia.com/VNQHTL2.html
Tập 3: Đà Lạt Ngày Tháng Cũ 
http://huyhamedia.com/VNQHTL3.html
Tập 4: Trên Những Nẻo Đường Miền Trung
http://huyhamedia.com/VNQHTL4.html
Tập 5: Bên Này Bến Hải http://huyhamedia.com/VNQHTL5.html
Tập 6: Vũng Tàu Ngày Trở Lại http://huyhamedia.com/VNQHTL6.html
Tập 7: Sài Gòn Thành Phố Tr ong Hồi Tưởng
http://huyhamedia/. com/VNQHTL7. html
Tập 8: Mỹ Tho, Vĩnh L ong , Cần Thơ
http://huyhamedia.com/VNQHTL8.html
( Ngày 20 7-10 )



******** 
Những ngày xưa thân ái 
Bao kỷ niêm, còn nhớ mãi
Bạn ơi ! Đừng ngại, xin ghi lại .. 
Để chúng mình , cùng nhau Thân Ái ..
( Ngày 12-10-10 )


********
THÀY LIÊN DẠY SỬ
Thày yêu nước, không dám nói 
Mượn gương trong sử ..Lựa lời nói ra 
Ca ngợi .. Anh hùng nước ta ..
Hy sinh, cứu Nước ..Dân ta thiếu gì !
Chúng ta phải theo gương ấy .. 
Diệt phường hại nước ! Toàn lời dối gian !!
( ngày 13-10-10 )

********
Băn khoăn, thao thức mãi 
Để cố tìm hướng đi ..? Ngày mai ?
Rồi tương lai ? Vẫn phủ đầy ! Ái ngại !!
( Ngày 14-10-10 ) 

********
Có năm, thấy mình không khỏe
Cố học, nhưng kém vui vẻ !
Nộp đơn, xin phép tạm nghỉ
Được chấp thuận, yên trí đi .. 
( Ngày 15-10-10 )


*******
Thế rồi, chẳng rõ lý do?
Nhận được giấy, nhà trường báo :
“ Muốn tu tiếp .. Trừơng không cho !”
Ngỡ ngàng ! Hụt hẫng ! Tự lo đời mình ..
( Ngày 16-10-10 )

********
Viết thư cho cha đỡ đầu 
Ngóng đợi ! Chẳng có một câu trả lời .. 
Ngài ngó lơ ! Từ ngày ấy !
Bơ vơ ! Hụt hẫng ! Ngậm ngùi ! Tủi thân ! 
Tình cha con, sao quá cạn !
Xót xa ! Cay đắng ! Thấm Tràn tâm can ..
( Ngày 17-10-10 )

********
Suy di, nghĩ lại .. Cũng hay
Mình đỡ thắc mắc : Loay hoay tìm đường ..
Bề trên , vô tình chỉ hướng
Để mình tiến bước …Khỏi vương vấn hoài ! 
( Ngày 18-10-10 )

********
Không ai giúp mình ! Cũng hay 
Tự lo kiếm sống .. Đắng cay khá nhiều !
Nhưng tránh được nghe trách ..Như :
“ Thằng đó, tao không giúp ! Tiêu tùng rồi ..” 
Vì vậy, nay sống thảnh thơi ..
( Ngày 19-10-10 )

********
Cũng kể từ ngày ấy
Lủi thủi sống trong đời 
Một mình, xoay sở ! Khắp nơi 
Tìm đường sống, quyết THÀNH NGƯỜI mới thôi
( Ngày 20-10-10 )

********
Thế rồi, ngày rộng, tháng dài
Bơ vơ ! Trơ trọi ! Cuộc đời gian nan !
Cố vượt qua, mọi cản ngăn 
Hằng ngày gắng gượng ! Kiên gan tới cùng ..
( ngày 21-10-10 )


********
Thi cử chưa thành ! “Gạo” cắm cúi
Hàng ngày, xe đạp, lang thang chạy ..
Cố tìm vận tốt ..Cầu mong lại 
Biền biệt, xa mờ ! Chẳng thấy chi !
( Ngày 22-10-10 )

********
Biết vậy, nhưng không nản chí
Đường dài cắm cúi, bước đi từ từ 
Vui sống, phó dâng mọi sự 
Xin Chúa che chở ! Mây mù .. sẽ tan !
( Ngày 23-10-10 )

*******
Kiếm tiền, góp vốn sống chung 
Tính toán tiết kiệm, từng đồng
Chờ chợ, tan buổi đi mua 
Giá rẻ ! nhiều khi cho không , thương tình ..
( Ngày 24-10-10 ) 

*******
Đi ăn, tìm quán Bình Dân 
Năm đồng một bữa cơm, ăn thả giàn
Những ngày sống cực, gian nan !
Nhưng rất thoải mái ! Chẳng than trách gì ..
( Ngày 25-10-10 )

********
Đã từng bắt chước thợ may
Cùng người bạn cũ, vào ngay sân trường 
Kêu mời các bạn học thương
Tới may đồ ..Để giúp đường tiến thân
Hình như, các bạn ngại ngần !
Sợ may dở ? Chẳng tới gần, đo, may ..
( Ngày 26-10-10 )

********
Dẹp đồ may,lại tìm đường 
Làm sao có tiền để sống ? 
Suy nghĩ, tính toán tùng lung .. 
Nhất định : Vượt qua đường cùng !
( Ngày 27-10-10 )

********
Xoay qua mở lớp đi dạy
Không ngờ được tiếng, nhiều người gởi con
Bài soạn kỹ , biết ví von
Thày trò thương mến như con một nhà ..
( Ngày 28-10-10 )

*******
Đã từng sống những ngày Thiếu thốn !
Ngập đắng cay Luôn phải gắng gượng mãi 
Cố giữ lòng thẳng ngay .. 
Để đi tới tương lai … 
( Ngày 29-10-10 )


********
Đã một thời, nhận dạy thêm
Cần tiền, cố tìm vài nơi 
Con nhà giầu, mướn người kèm 
Họ mong con mình, học giỏi .. 
( Ngày 30-10-10 )

********
Nhiều khi, túi chỉ một đồng
Vậy mà tính vẫn chơi ngông ! 
Mua thuốc, nhìn khói bay bổng .. 
Coi mọi sự ! Giống như không !
( Ngày 31-10-10 )

********
Lợi dụng, khu đất bỏ hoang
Kiếm cây, dựng đại, mở trường dạy tư
Học trò : lớn , nhỏ , đủ cỡ 
Ai tới cũng nhận, chăm lo dạy liền …
( Ngày 1-11-10 )

*******
Đăng báo, nhận dạy tại gia
Nhiều người nhắn lại, tới nhà kèm con.
Vậy là đã có chút tiền 
Cứ thế tạm sống .. Chẳng phiền lụy ai .
( Ngày 2-11-10 )

********
Tưởng là, gặp bạn tâm đầu
Bàn định, quyết chí : nương nhau sống đời
Cùng nhau cố học tới nơi 
Lâu, mau chẳng ngại ! Miệt mài tiến lên ..
( Ngày 3-11-10 )

********
Quá tin, đổi tên cho bạn
Lấy bằng, mở lớp .. Đã bàn cùng nhau 
Nào ngờ ! Tráo trở ! Thật đau !
Mình mất bằng cấp ! Xa nhau, hận đời ! 
( Ngày 4-11-10 )

********
SAU NGÀY ĐỔI TÊN
Trắng tay ! Mình mang tên mới
Chán chường ! Cay đắng ! Trò đời lừa nhau !
Giận lắm, nhưng cố quên sầu ..
Cố học lại ..Phải cắm đầu, liên miên ..
Đi thi lại .. May có tên
Bảng đậu !Số mình còn hên !
Thế rồi Xoay sở ..Tìm đường để đi
Nơi nào cấp học bổng ..Nộp đơn thi 
Cầu may, trúng tuyển, hên xui .. 
Có tiền học tiếp ..Quyết đi tới cùng ..
( Ngày 14-11-10 )

********
GẶP BẠN
Ít tiền, nhưng vẫn mỗi khi 
Gặp lại bạn cũ ..Cũng lai rai hoài
Thân nhau, chẳng ai quản ngại 
Thiếu tiền, thuốc điếu, ngắt hai phì phà ..
Nhìn khói bay cao ..Cười xòa
Luôn nuôi hy vọng ..Chúng ta có ngày ..
( Ngày 15-11-10 )

********
CHƠI CỜ
Đức thường tới chơi nhà Tớ 
Tán dóc, có khi bầy cờ đấu chơi
Dù thắng, thua cũng vui cười 
Hai thằng giải trí, những ngày học chăm .. 
( Ngày 19-11-10 )

********
KÈM TƯ GIA
Có người, gởi thư tới
Nhờ lại nhà họ, dạy 
Giúp mấy con ôn bài .. 
Mình mắc bận khi ấy
Nên Đức đã nhận lời
Xêp giờ, tới kèm dạy ..
( Ngày 20-11-10 )

********
HẸN NGUÒI YÊU ?
Đã nhiều lần Đức hen 
Người yêu Cúc, cùng tên bồ mình 
Tại nhà Tớ, tâm tình .. 
Kỷ niệm đó, chúng mình khó quên .
Phải thế không, bạn Đức ?
( Ngày 21-11-10 )

********
HAI CÔ NÀNG TÊN CÚC
Hai cô nàng, cùng tên Cúc
Cúc Kiến hòa, là Cúc của Tao
Cúc của Mày, ở Mỹ tho
Tuy rằng hai tỉnh, vòng vo cùng đường 
Tình nàng Cúc ..Thật dễ thương ..
( Ngày 23-11-10 )

******
XA QUÊ
Bỏ quê từ thuở mười hai
Xa người Em gái, kém tôi tuổi đời
Biệt tin nhau, từ ngày ấy !
Chẳng biết bây chừ : Em gái nơi mô ?
Thẫn thờ ! Một mình ngồi nhớ ..
    ( Ngày 18-5-11 )

******

KỶ NIỆM THƠ ẤU
Nhớ lần hai đứa nằm chung chiếu
Khúc khích ôm nhau thích chí cườI
Tuổi trẻ thơ ngây, chẳng nghĩ  gì !
Ghì nhau xiết chặt cười tươi mãi ..
   ( Ngày 31-5-11 )

******
CHIA QUÀ
Mỗi khi hai đứa có quà
Che dấu, dành dụm ..Bỏ nhà tìm nhau
Chia đều hai đứa ăn mau
Sợ ai thấy, hỏi : -Ở đâu có quà ?
    ( Ngày 1-6-11 )

******

ANH BỎ ĐI !
ĐờI Em, giăng mắc nỗi buồn ..
Tim tê tái dại ! Từ ngày
Anh biệt xứ ! Lặng lẽ đi !
Thế là héo hắt mộng mơ
Dìm Em tan nát tuổi thơ !
Vì người Em gái, dại khờ ! Nhớ thương !
    ( Ngày 9-6-11 )

******

KIẾM TÌM ?
Tôi như lữ khách lạc đường !
Bơ vơ ! Thơ thẩn ! Bốn phương  tìm người..
Ngẩn ngơ, ngước mắt nhìn trời !
Nguời Em gái nhỏ .. Ở nơi phương nào ?
Lòng buồn ! Đâu biết làm sao !
Nhìn mây phiêu bạt ! Trời cao, hỏi Trời !?
    ( Ngày 23-6-11 )


******

NHƯNG RỒI ..
Cứ tìm ! nhưng rồi nghĩ lại :
Bốn chục năm xa cách ! Đổi thay nhiều !
Ươm đượm hình dáng Em yêu ..
Đầy tim, ấp ủ .. Những chiều năm xưa ..
Gặp lại ? Tan biến ! Xót xa !
    ( Ngày 1-7-11 )

******

NHỮNG KỶ NIỆM CÙNG KHOAN :

MỘT
Nhớ tuổi, chúng mình còn thơ
Ngập ngừng ! Hai đứa chơ vơ vào đời
Tìm đủ cách .. Để làm người
Khó khan ! Nhưng vẫn vui cười .. Gặp nhau
    ( Ngày 16-7-11 )

****
HAI
Hai đứa cố ý : đi lạc !
Ngớ nga, ngớ ngẩn ! Phó mặc các Em
Tranh nhau, kích thích ! Bóc tem ..
Lần đầu “thơ gởi” ! Lem nhem .. Tức cười !
    ( Ngày 17-7-11 )

****

BA
Có lần dạy  “ ĐĨ” đọc kinh ..
Nghe Em tâm sự : Bán mình nuôi thân !
Động long, tội nghiệp ! Ân cần
Khuyên Em, nhớ lại những lần cầu kinh ..
    ( Ngày 18-7-11 )

****
BỐN
Nhiều khi hai đứa đèo nhau
Tìm “CHIM” ấp trứng .. Trao câu vui đùa !
Có khi dẫn “CHIM” về nhà
Chung vui, ôm ấp .. Đúng là trai tơ ! ?
    ( Ngày 19-7-11 )

******

NĂM
Rồi Tớ vô học y tế
Cậu từ Ban mê thuật về
Nương thân dạy học trên đó
Cậu đi yêu : ngay học trò ..
    ( Ngày 24-7-11 )

****
SÁU
Tớ cứ tưởng, mối tình nhỏ
Ai ngờ Cậu : Quyết sống cho tới già ..
Thế là thầy trò, chung nhà
Kể từ dạo ấy, tới già vẫn chung ..
    ( Ngày 25-7-11 )

****

BẢY
Khoan còn nhớ : Lìu xí Chấn ?
Quyến luyến hai Cậu : Minh ,Khoan thật nhiều ..
Chấn ngoan, dáng vẻ mỹ miều !
Dễ thương ! Nhớ quá ! Tìm đâu bây giờ ?
    ( Ngày 29-7-11 )

****
TÁM
Thời gian sau, Tao ở xa
Về Sài gòn, ghé nhà Mày chơi ..
Từ ngày Việt cộng tràn về
Chúng mình mỗi đứa xa vời ! Mỗi nơi !!
    ( Ngaày 30-7-11 )

****

CHÍN
Nay biết tin : Nơi xứ người ..
Xa quá ! Chưa gặp ! Cả hai già rồi
Đời người, thay đổi quá trời !
Chắp tay, lậy Chúa ! Xin Người chở che ..
    ( Ngày 3-8-11 )

****
MƯỜI
Khoan, chắc còn nhớ Linh Đổng
Chúng mình ba đứa chơi ngông !
Đón Em gái bằng Velo
Về đường Bà Hạt, nhà Tao ngày nào ..?
    ( Ngày 4-8-11 )

****

MƯỜI MỘT
Bây giờ, Linh cũng sang đây
Có lần Tao gặp, cách đây lâu rồi .
Hình như Linh sống “mồ côi !”
Chắc ngồi nhớ lại .. Một thời dọc ngang !
    ( Ngày 12-8-11 )

****
MƯỜI HAI
Bọn mình còn lại bên nhà
Lễ Sớt .. Không rõ cậu ta thế nào ?
Thời thế, biến đổi !! Làm sao !
Nếu mà gặp lại ? Biết bao ngỡ ngàng !?
    ( Ngày 13-8-11 )


*********
XIN XEM TIẾP PHẦN HAI